Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

“Kiên cường Việt Nam-Stay strong Vietnam” - Đêm nhạc trực tuyến gây quỹ đẩy lùi đại dịch Covid-19

Liveshow âm nhạc này nhằm kêu gọi các cá nhân, gia đình, các công ty, tổ chức cùng lan tỏa giai điệu âm nhạc, san sẻ tình thương và tri ân những người "anh hùng" trên tuyến đầu chống dịch Covid-19.

“Kiên cường Việt Nam-Stay strong Vietnam” - Đêm nhạc trực tuyến gây quỹ đẩy lùi đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Chương trình sẽ phát sóng vào lúc 20h, thứ 7 (ngày 25 tháng 4 năm 2020) trên phiên dịch kênh YouTube "RSVP Vietnam", mạng xã hội Lotus và kênh của các đối tác, với những ca khúc và phần trình diễn đặc biệt dành tặng khán giả của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: Diva Thanh Lam, Đông Nhi, Isaac, Hồ Trung Dũng, Phương Vy, Trọng Hiếu, Thảo Trang, Bảo Trâm Idol, Min, Erik, Sĩ Thanh, Thịnh Suy, Miko Lan Trinh… cùng sự góp mặt đặc biệt của Hoa hậu Ngọc Hân, Hoa hậu Khánh Vân, Á hậu Kim Duyên, ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh và nhiều khách mời khác dưới sự dẫn dắt duyên dáng của MC Minh Xù.

“Dù xa mặt nhưng vẫn luôn đồng lòng cùng nhau” – Teaser Đêm nhạc trực tuyến gây quỹ đẩy lùi đại dịch Covid-19  

Để ủng hộ liveshow âm nhạc trực tuyến, khán giả có thể quyên góp trước, trong và sau chương trình bằng 2 hình thức: ZaloPay hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

“Kiên cường Việt Nam-Stay strong Vietnam” - Đêm nhạc trực tuyến gây quỹ đẩy lùi đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Ban tổ chức cho biết, toàn bộ số tiền nhận được từ chương trình dành để hỗ trợ những phụ nữ đang trực tiếp tham gia chống dịch và những phụ nữ đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19

Đầu tiên Ủng hộ qua ZaloPay: Mở Zalo, quét mã QR hoặc truy cập đường dẫn bit.ly/quyen-gop-zalopay-2 để ủng hộ.

Còn với theo hình thức chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam theo số tài khoản: 1483201009159 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), chi nhánh Hà Nội (nội dung chuyển khoản ghi rõ "Kiên cường Việt Nam") và khi chuyển khoản xong mail xác nhận ngay đến email: info@rsvp.com.vn hoặc nhắn tin đến Fanpage: fb.com/RSVPvietnam để hoàn thành quyên góp.

Thông tin đêm nhạc trực tuyến "KIÊN CƯỜNG VIỆT NAM - STAY STRONG VIETNAM"

● Thời gian: 20h ngày 25 tháng 4 năm 2020

● Kênh phát sóng live: YouTube "RSVP Vietnam" XM và Mạng xã hội Lotus

● Hình thức tham gia: Truy cập đường dẫn YouTube Live Stream: bit.ly/KiencuongVietnam/ Xem trực tiếp trên Mạng xã Hội Lotus tại: https://live.lotus.vn/KiencuongVietnam

Quân Vương Bất Diệt tập 4 vẫn như đang kéo dài trailer: Lee Min Ho cưỡi bạch mã đưa Kim Go Eun đến Đại Hàn Đế Quốc

Trong tập 4 The King: Eternal Monarch ( Quân Vương Bất Diệt ), đ úng vào ngày Tae Eul ( Kim Go Eun ) nhận lại được thẻ cảnh sát, Lee Gon đã cùng Maximus quay lại Đại Hàn Dân Quốc. Thế nhưng không thể ở lại được lâu, sau khi trả nợ và gặp lại người mà mình muốn gặp, Lee Gon ( Lee Min Ho ) đã quyết định sẽ quay lại thế giới của mình. Để thuyết phục cô nàng cảnh sát tin về sự tồn tài của Đại Hàn Đế Quốc cùng mối lương duyên của cả hai người, vị hoàng đế của chúng ta cuối cùng đã đưa Tae Eul đến với thế giới của mình.

Lee Gon trở lại để tìm gặp Tae Eul.

Anh đã đưa cô đi đến thế giới của mình.

Seo Ryung ( Jung Eun Chae ) đã tìm đến hoàng cung để gặp Lee Gon sau khi đánh hơi được chuyện vị hoàng đế của chúng ta dường như đã biến mất. May mắn thay Lee Gon đã kịp trở về trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Thế nhưng trái với kì vọng của vị quân vương, Jo Young ( Woo Do Hwan ) không hề vui mừng mà lại tỏ ra bực bội, giận dỗi và lườm nguýt bạn thân trong khi thượng cung Noh chỉ quan tâm về các cúc áo kim cương bị mất. Bên cạnh đó, anh chàng đã tìm đến lễ tang cha của một người bạn trước đây để đính chính các tin đồn đang lan rộng cũng như tìm người đại thúc để tra hỏi về cái chết của Lee Rim được xác định là do tai nạn trước đó.

Lee Gon trở về kịp lúc Seo Ryung đến để vạch trần sự biến mất của vị quân vương.

Jo Young thì liên tục lườm nguýt trong khi thượng cung Noh chỉ lo đến số cúc áo bị mất.

Lee Min Ho đến tang lễ để dập tắt các tin đồn vệ sự biến mất của anh.

Đồng thời tìm gặp người thúc của mình để tra hỏi về cái chết của Lee Rim.

Ở thế giới song song, sự rời đi đột ngột của Lee Gon đã khiến Tae Eul ( Kim Go Eun ) suy nghĩ lại về những cuộc trò chuyện của cả hai từ trước đến nay. Bên cạnh đó, cô nàng cũng có những tiến triển mới về vụ án của mình trong đó có thể nhắc đến việc bắt được Kim Su Jin, một đối tượng được liệt vào diện tình nghi.

Tae Eul luôn nhớ về Lee Gon.

Cô nàng đã gặt hái được chút thành công trong việc điều tra vụ án.

Trong khi đó, Kang Shin Jae gặp rắc rối với người mẹ nghiện bài bạc của mình.

Trở về chưa được bao lâu, Lee Gon và Tae Eul đã bắt đầu nhớ thương đối phương. Bị rớt mất thẻ cảnh sát, Tae Eul đã được cấp thẻ mới đúng với cái mà Lee Gon đã giữ được từ khi còn nhỏ. Tờ tiền mà Tae Eul tịch thu trước đây cũng được bên pháp y chứng nhận là tiền thật. Ngày càng bị thuyết phục trước giả thuyết về thế giới song song, cô nàng quay lại rừng trúc với hi vọng được gặp lại “Kim phân” một lần nữa. Cùng lúc đó ở thế giới bên kia, hiện tượng kì bí một lần nữa lại xảy ra khi mà thời gian dừng lại trước mắt của Lee Gon trong khi vai của anh chàng cũng bắt đầu đau khi có sấm chớp.

Tờ tiền có in mặt Lee Gon trên đó được chứng minh là thật.

Tae Eul bị mất thẻ cảnh sát và phải đi làm lại. Thẻ mới của cô nàng y hệt với chiếc thẻ mà Lee Gon giữ.

Thời gian tiếp tục dừng lại lần thứ 2 ngay trước mắt Lee Gon.

Vai của vị quân vương xuất hiện những vệt kì lạ khi trời nổi sấm.

Ở tập 4 biên dịch Quân Vương Bất Diệt, khán giả cũng đã được chứng kiến mối liên kết giữa hai thế giới khi mà Jo Young và Eun Seop bỗng dưng bất ngờ đều bị bỏng tay dù chỉ có 1 trong tiếp xúc với nước nóng. Việc thời gian bị dừng lại cũng bị Lee Rim ở thế giới bên kia cảm nhận được và đặc biệt là hắn ta suốt nhiều năm qua cũng chưa từng già đi.

Lee Rim cũng có thể cảm nhận được thời gian ngừng lại.

Jo Young và Eun Seop đều có chung cảm giác dù chỉ 1 trong hai tiếp xúc với đồ nóng.

Quân Vương Bất Diệt sẽ chính thức phát sóng vào 20h00 (giờ Việt Nam) thứ 6, thứ 7 hàng tuần trên kênh truyền hình SBS và Netflix với phụ đề tiếng Việt khoảng 1 tiếng sau đó.

iPhone 7 và iPhone 8 vẫn tiếp tục rớt giá, về ngang với điện thoại bình dân

Thị trường smartphone đang có sự điều chỉnh giá liên tục để hút khách mua. Một cửa hàng smartphone trên đường Thái Hà đang chào bán chiếc iPhone 8 đã qua sử dụng với giá 4,6 triệu đồng cho bản quốc tế với dung lượng 64GB.

Mức này đã giảm 300.000 đồng so với cách đây một tuần và giảm tới 1,8 triệu đồng so với mức giá rao bán hồi cuối tháng 1. Chủ cửa hàng cho biết, sản phẩm không có chênh lệch giữa các phiên bản màu sắc.

Cũng được ưa chuộng vì chất lượng tốt, ổn định, chiếc iPhone 7 quốc tế đã qua tay sử dụng cũng đang được các cửa hàng giảm từ 500.000 – 600.000 đồng về mức 3,2 triệu đồng cho bản 64GB. So với máy mới chính hãng, dòng sản phẩm này rẻ hơn từ 4 – 7 triệu đồng tùy dung lượng.

iPhone 7 và iPhone 8 vẫn tiếp tục rớt giá, về ngang với điện thoại bình dân - Ảnh 1.

iPhone 8 đã qua sử dụng giảm giá 1,7 triệu đồng so với trước đây.

Mặc dù vậy, theo anh Ngọc Sơn, thợ sửa iPhone tại phố Tạ Quang Bửu, Hà Nội, iPhone 8 nói riêng hay iPhone nói chung đều là sản phẩm cao cấp nên khi thấy sản phẩm rao bán quá rẻ so với mặt bằng chung thì cần lưu lý để không mua phải hàng dựng, hàng kém chất lượng.

"Loại iPhone 8 Plus giá siêu rẻ này là iPhone loại B, cũ 95%, bên ngoài vỏ máy bị xước và trầy khá nhiều, nhất là phần cạnh viền và mặt lưng máy.

Với máy cũ, nếu không có kinh nghiệm kiểm tra máy thì nên mua ở nơi có chế độ chăm sóc khách hàng, bảo hành máy tốt bởi trong trường hợp xấu nhất chiếc smartphone gặp vấn đề, thì việc thay, đổi sản phẩm thì có thể nhanh chóng", anh Sơn nói.

iPhone 8 được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9/2017 với ba màu bạc, vàng và xám cùng mức giá khởi điểm là 699 USD (hơn 16 triệu đồng) cho phiên bản 64 GB. Những chiếc smartphone "nhà Táo" lần đầu tiên về Việt Nam thời điểm đó có giá lên tới 20 triệu đồng. Sau 3 năm, hiện tại, chiếc iPhone 8 chính hãng giảm gần 8 triệu đồng.

Chúng được rao bán với mức 12,5 triệu đồng cho bản 64GB, giảm 2 triệu đồng so với tháng trước. Bản 256 GB có giá 14 triệu đồng, giảm 1,2 triệu đồng. iPhone 8 Plus có giá từ 13,1 triệu đồng cho bản 64 GB, giảm 2 triệu đồng.

iPhone 7 sau 4 năm xuất hiện trên thị trường cũng đã giảm giá 50%, hiện còn từ 9 triệu đồng cho phiên bản 32 GB. Mức này cũng đã giảm 1-2 triệu đồng so với tháng trước.

Đối với iPhone 7 Plus, giá bán chính hãng cho phiên bản 32GB là 10,9 triệu đồng, giảm 2 triệu đồng.

iPhone 7 và iPhone 8 vẫn tiếp tục rớt giá, về ngang với điện thoại bình dân - Ảnh 2.

iPhone 7 chính hãng giảm giá từ 1,5 triệu đồng.

iPhone 7 và iPhone 8 vẫn luôn là mặt hàng duy trì sức bán ra ở mức khá, vì sản phẩm có sự ổn định và chất lượng camera tốt. Đặc biệt, trước khi iPhone X xuất hiện, iPhone 8 và 8 Plus là những chiếc điện thoại bán chạy hàng đầu thế giới trong tháng 10/2017 giúp Apple đã vượt lên trước Samsung về doanh số bán điện thoại thông minh.

Theo IBTimes, số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint cho thấy iPhone 8 và iPhone 8 Plus chiếm thị phần 4,6% và 4%, trong khi Galaxy Note8 đứng ở vị trí thứ 3 với 2,4% thị phần và Galaxy S8 Plus đứng thứ tư.

Người dùng đánh giá phiên dịch cao chiếc iPhone 8 và 8 Plus vì các yếu tố như hoạt động ổn định, trang bị cảm biến 12 MP, hỗ trợ công nghệ chống rung quang học cho khả năng xử lý hình ảnh tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng.

Ngoài ra, viên pin dung lượng 1.821 mAh nhỏ hơn cả thế hệ tiền nhiệm nhưng vẫn đủ cho các hoạt động nhắn tin, lướt web, nghe nhạc, tối ưu pin chờ khoảng 6 tiếng.



Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga

Khi nhắc đến đồng phục, chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay đến những chiếc chân váy xếp ly kết hợp với blazer trong drama Hàn Quốc hay những bộ trang phục kiểu dáng thủy thủ nổi tiếng của các nữ sinh Nhật Bản. Tuy nhiên, thế giới đồng phục còn đa dạng và độc đáo hơn rất nhiều bởi mỗi quốc gia, dân tộc, trường học lại có nét văn hoá đặc trưng riêng, đảm bảo bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi được nhìn ngắm những trang dịch thuật phục học sinh dưới đây. 

Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga - Ảnh 1.

Được cách điệu từ áo sườn xám, những bộ đồng phục của học sinh Đài Loan trông cực kì đáng yêu và nổi bật, các bạn nam sẽ mặc áo màu xanh và bạn nữ mặc màu hồng đậm, hoạ tiết trang trí trên áo mang nét truyền thống đặc trưng. (Nguồn: Vouge)

Tại trường Christ's Hospita,  West Sussex (Anh Quốc), các nam sinh diện bộ cánh màu đen ấn tượng kết hợp với tất cao cổ màu mù tạt vàng tạo nên sự tương phản. Trong khi đó, các nữ sinh mặc áo và váy rời, khăn trên cổ được thay bằng nơ mang kiểu dáng mềm mại hơn. 

Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga - Ảnh 3.

Đồng phục của học sinh ở một trường Phật giáo tại Myanmar. Bộ đồng phục mang kiểu dáng khá giống với áo cà sa của nhà sư, tuy nhiên màu sắc của trang phục phục này lại là màu hồng cánh sen nhạt khá dễ thương.

Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga - Ảnh 4.

Các nữ sinh của trường cấp 3 James Gillespie, Scotland diện bộ đồng phục rất độc đáo, được lấy ý tưởng từ trang phục kilt truyền thống của quốc gia này. Kiểu dáng và màu sắc khiến trang phục này vừa mang sự sang trọng, thanh lịch vừa mang nét trẻ trung. (Nguồn: Goodyfeed)

Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga - Ảnh 5.

Đồng phục của các học sinh trường thiếu sinh quân tại Bắc Xuyên (Trung Quốc) lại khá giống với trang phục của quân đội. Do khí hậu ở đây khá lạnh nên chiếc áo khoác dày cùng khăn choàng quanh cổ sẽ giúp giữ ấm cho cơ thể học sinh. (Nguồn: Thehumournation)

Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga - Ảnh 6.

Nam sinh của trường Eton College (Anh Quốc) được khoác lên mình bộ trang phục mang kiểu dáng tuxedo y hệt các nhà quý tộc xưa, bao gồm áo sơ mi trắng thắt nơ, áo vest đen, quần tây và giày da kèm thêm cà vạt hoặc phụ kiện ngoài, tổng giá trị khoảng 700 bảng Anh (tương đương hơn 20 triệu đồng)

Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga - Ảnh 7.

Đồng phục của học sinh Bhutan cũng chính là trang phục truyền thống của quốc gia này, thường gọi là Gho. Do thời tiết và địa hình, các học sinh phải mang cả tất và giày cao cổ, áo dài phủ kín toàn thân.

Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga - Ảnh 8.

Tại cảng cảng Galle, Sri Lanka, các nữ sinh được làm duyên làm dáng với đầm midi màu xanh oải hương đầy nữ tính với điểm nhấn là ruy băng màu xanh cobalt.

Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga - Ảnh 9.

Xét về độ "cute" thì hiếm đâu sánh được với bộ đồng phục học sinh tiểu học của Nhật Bản. Những trang phục này luôn đi cùng một cái nón có màu vàng hoặc màu đỏ. Thông thường mũ đi học là màu vàng và màu đỏ dành cho các buổi hoạt động ngoại khoá.

Những bộ đồng phục học sinh độc đáo nhất thế giới: Từ sườn xám cách điệu đến chân váy ngắn huyền thoại bước ra từ manga - Ảnh 10.

Học sinh trung học tại Australia diện đồng phục mang đầy âm hưởng từ Anh quốc. Điểm đặc trưng của trang phục này là chiếc mũ thường thấy trong trang phục truyền thống của nước Anh.

Nguồn: Tổng hợp

Li kỳ vụ ngoại tình của chủ tịch Taobao: Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng online trên chính nền tảng của mình, vợ phải công khai dằn mặt ‘tránh xa chồng tôi ra’

Tưởng Phàm, Chủ tịch 2 nền tảng thương mại điện tử của Alibaba là Taobao và Tmall từ vài ngày nay đang bị vướng vào các tin đồn trên mạng xã hội Weibo xung quanh cuộc sống riêng tư gây xôn xao dư luận.

Trước đó, ngày 17/4 tài khoản có nickname Huahuadonghuahua bất ngờ có bài đăng trên mạng xã hội Weibo với nội dung: " Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi cảnh cáo cô. Đừng cố quyến rũ chồng tôi, tôi không phải là người dễ bỏ qua đâu. Làm ơn hãy tự trọng và kiểm điểm lại bản thân mình ". Bài đăng còn công khai nhắc đến hot girl đình đám trên mạng Trung Quốc là Trương Đại Dịch.

Li kỳ vụ ngoại tình của chủ tịch Taobao: Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng online trên chính nền tảng của mình, vợ phải công khai dằn mặt ‘tránh xa chồng tôi ra’ - Ảnh 1.

Chủ tịch Taobao Tưởng Phàm.

Mặc dù tài khoản Huahuadonghuahua có chưa đến 30.000 người theo dõi nhưng bài đăng này đã nhanh chóng gây chú ý của cộng đồng mạng. Sau đó, trang ifeng.com dẫn nguồn tin thân cận cho biết người liên quan tới vụ việc này là một doanh nhân họ Tưởng. Ngay lập tức, cư dân mạng đã phán đoán ra chủ nhân bài đăng với nội dung "tránh xa chồng tôi ra" kể trên chính là của vợ của Tưởng Phàm - chủ tịch 2 trang thương mại điện tử Tmall và Taobao thuộc tập đoàn Alibaba.

1 trong những ứng viên được Jack Ma lựa chọn kế vị

Tưởng Phàm, 35 tuổi hiện là một trong những phiên dịch lãnh đạo cấp cao trẻ nhất của Alibaba. Anh tốt nghiệp khoa kỹ sư máy tính Đại học Phúc Đán - một trong 10 trường đại học danh giá bậc nhất đất nước tỷ dân. Tưởng Phàm từng có thời gian làm thực tập sinh ngắn hạn tại Google chi nhánh Trung Quốc, sau đó anh gia nhập công ty công nghệ Youmeng và nắm giữ vị trí CEO tại đây 3 năm trước khi đầu quân cho Alibaba vào năm 2013.

Năm 2014 - tức là chỉ 1 năm sau khi vào công ty, anh được bổ nhiệm làm giám đốc cao cấp bộ phận kinh doanh của Taobao. Năm 2017, Tưởng Phàm trở thành chủ tịch Taobao khi chỉ mới 32 tuổi. Năm ngoái, anh này tiếp tục được bổ nhiệm chức chủ tịch Tmall - song song với vai trò lãnh đạo tại Taobao.

Con đường thăng tiến của Tưởng Phàm "phất" đến nỗi người trong giới kinh doanh Trung Quốc không khỏi đặt câu hỏi.

" Tốt nghiệp đại học trong nước, khởi nghiệp ở một công ty công nghệ có quy mô trung bình, không có bất kỳ thế lực nào đứng sau hậu thuẫn nhưng chưa đầy 35 tuổi, Tưởng Phàm đã đứng vào hàng ngũ nhân sự cấp cao nhất trong tập đoàn Alibaba. Anh thậm chí còn được Jack Ma chọn làm người kế vị ông ", tờ Sina bình luận.

Phu nhân Hoa Hoa của chủ tịch Taobao.

Không chỉ có sự nghiệp thành công ở tuổi còn rất trẻ, trước khi sóng gió ập đến, Tưởng Phàm được cho là có cuộc sống gia đình viên mãn, là ước mơ của nhiều người.

Theo tờ Ifeng , vợ chủ tịch Taobao, sinh năm 1988 trong một gia đình có truyền thống chính trị. Vị phu nhân này có tên thường gọi là Hoa Hoa đến từ thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Cô và chủ tịch Tưởng Phàm chung sống đã lâu và có con trai đầu lòng năm 2013. Đến năm 2015, cả hai quyết định tổ chức đám cưới và năm 2018, cô con gái út ra đời ở Hồng Kông.

So với Trương Đại Dịch, nhan sắc của Hoa Hoa cũng nhận được nhiều lời khen. Cô sở hữu vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo và rất thần thái. Đặc biệt, khí chất sang chảnh của vị phu nhân này được đánh giá cao hơn hẳn. Trên trang cá nhân của mình, Hoa Hoa thường xuyên chia sẻ những hình ảnh về cuộc sống giàu sang nhưng không kém phần bình yên của mình.

Sau khi bê bối ngoại tình nổ ra, nhiều người thậm chí không khỏi cảm thấy khó hiểu vì sao chủ tịch Taobao Tưởng Phàm lại có thể phản bội người vợ tưởng chừng như rất hoàn hảo của mình.

Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng trên Taobao

Bê bối của chủ tịch Taobao đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của Alibaba và thậm chí tỷ phú Jack Ma cũng bị cuốn vào. Nguyên nhân là bởi thông tin Alibaba đầu tư vào Ruhnn - công ty mà Trương Đại Dịch là cổ đông lớn nhất. Nhiều người nghi ngờ rằng chủ tịch Taobao đã mắc sai lầm thực sự nên mới dẫn đến khoản đầu tư không phù hợp này.

Cụ thể Alibaba đầu tư 300 triệu NDT vào công ty này vào năm 2016, chiếm 8,56% cổ phần. Trong khi đó Trương Đại Dịch chiếm 15% cổ phần và là cổ đông lớn nhất. Ruhnn đã huy động được 125 triệu USD trong thương vụ IPO vào tháng 5/2019. Tuy nhiên, cho đến thời điểm trước khi xảy ra bê bối, cổ phiếu của Ruhnn chỉ giao dịch ở mức 7,85 USD/1 cổ phiếu, giảm 37,2% so với mức giá hồi IPO là 12,5 USD/cổ phiếu.

Tới ngày thứ 6 khi thông tin về vụ ngoại tình bùng lên, giá cổ phiếu Ruhnn còn giảm sâu hơn nữa, tới 6,36% xuống chỉ còn 3,83 USD/1 cổ phiếu. Hiện không có thông tin cho thấy Alibaba đã bán cổ phần tại Ruhnn. Như vậy đồng nghĩa với việc, khi vốn hoá thị trường của Ruhnn chỉ còn 316,8 triệu USD, Alibaba đã thua lỗ 100 triệu NDT (tương đương 142 triệu USD) trên giấy tờ.

Li kỳ vụ ngoại tình của chủ tịch Taobao: Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng online trên chính nền tảng của mình, vợ phải công khai dằn mặt ‘tránh xa chồng tôi ra’ - Ảnh 3.

Trương Đại Dịch là hotgirl nổi tiếng Trung Quốc.

Chưa kể đến việc, ai cũng biết Trương Đại Dịch vốn là hot girl bán hàng online nổi tiếng trên Taobao, được coi là "nữ hoàng thương mại điện tử" ở Trung Quốc. Ở tuổi 32, chân dài này được xếp vào hàng triệu phú với tổng tài sản ròng gần 40 triệu USD, thu nhập chủ yếu qua kênh bán hàng và số cổ phần tại Ruhnn.

Câu hỏi đặt ra là liệu có sự hậu thuẫn nào phía sau giúp Trương Đại Dịch thành công đến vậy hay không?

Cả Tưởng Phàm và Trương Đại Dịch đều có nguy cơ "mất tất cả"

Sự việc kể trên được cho là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Alibaba. Chưa kể cổ phiếu của công ty trị giá hơn 500 tỷ USD đã giảm tới 1,5%, thổi bay gần 9 tỷ USD giá trị thị trường vào hôm thứ 6 tuần trước - tức là khi thông tin về vụ ngoại tình bị lan truyền.

Về phần mình, Chủ tịch Tưởng Phàm gửi lời xin lỗi tới Alibaba và nhân viên ngay sau đó với nội dung: " Những bình luận của gia đình tôi và các tin đồn trên Weibo ngày hôm qua đã làm ảnh hưởng xấu đến công ty, tôi xin lỗi tất cả mọi người. Đồng thời, tôi đề nghị có một cuộc điều tra nội bộ các vấn đề có liên quan. Rất xin lỗi vì sự phiền toái này ".

Tuy nhiên, đây được cho là một bước đi sai lầm. Bà Đổng Văn Hồng - giám đốc nhân sự của Alibaba cho biết các quan chức cấp cao của tập đoàn đối với vụ bê bối của Tưởng Phàm vô cùng tức giận. Họ cho rằng việc viết tâm thư xin lỗi trên trang web nội bộ của chủ tịch Taobao là hành động "tự bắn vào chân".

Nhiều dấu hiệu cho thấy Alibaba sẽ tiến hành những cuộc điều tra nghiêm túc để làm rõ vụ lùm xùm, nhằm xác định trong quá trình hợp tác, Tưởng Phàm và Trương Đại Dịch có xảy ra sai phạm kinh tế, ăn chia lợi ích qua lại hay không.

Tờ Sohu tiết lộ nếu trong quá trình điều tra, Alibaba phát hiện sai phạm trong hợp tác, cửa hàng online mà Trương Đại Dịch dày công gây dựng sẽ bị khai trừ khỏi Taobao. Nếu điều đó xảy ra, công ty Ruhnn của Đại Dịch gần như chẳng còn đường kiếm tiền. Báo cáo tài chính cho thấy mỗi năm Trương Đại Dịch đóng góp hơn một nửa doanh thu cho công ty này vì vậy một khi cô này "hết đường làm ăn" thì Ruhnn sẽ sớm sụp đổ.

Vợ chủ tịch Taobao (bên trái) và Trương Đại Dịch (bên phải).

"Ngoại tình chính là ngoại tình, điều khiến mọi người tức giận nhất là bài cảnh cáo của chị vợ đã bị xóa mất rồi", một người bình luận.  

Người khác thì nói:  "Nếu cây ngay không sợ chết đứng thì hiện tại sao lại đề xuất cái kiểu điều tra đó. Tôi rất muốn hỏi anh có cần mặt mũi nữa không. Loại người này không thể tha thứ nữa rồi".

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động

Đầu tháng 4, Ban quản lý Vinhomes gửi thư cho các cư dân về việc tạm ngừng thực hiện thu trực tiếp các khoản phí dịch vụ tại quầy lễ tân các tòa nhà. Cư dân có thể sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử VinID, Internet Banking hoặc tại các điểm giao dịch của ngân hàng.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 1.

Trên hệ thống của VinID, hay các ví điện tử khác hiện nay như ZaloPay, Moca của Grab, hệ thống internet banking của các ngân hàng đều có dịch vụ thanh toán tiền điện, nước. Nếu cách đây 10 năm, hàng tháng sẽ có một nhân viên điện lực hoặc nước sạch đến từng nhà dân gõ cửa để thu tiền hàng tháng, thì ở thời điểm hiện tại chỉ cần một cú chạm trên di động, người dân có thể thanh toán chi phí điện nước trong 2 giây.

Khởi nguồn từ cổng thanh toán của một trò chơi điện tử trực tuyến

Trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) đã chia sẻ về sự ra đời của Payoo, nền tảng đứng sau các giao dịch thanh toán hóa đơn thông qua Grab (Moca), VinID, các cửa hàng Thế giới di động, FPTShop, Vinmart… với tổng giá trị giao dịch đạt 100.000 tỷ đồng/năm.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 2.

Ông Ngô Trung Lĩnh (giữa)

Xuất phát điểm từ những năm 2007-2008, bắt đầu từ cổng thanh toán chơi game, nhóm phụ trách vận hành kỹ thuật tại Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaigonTel), đã quan sát và nhận thấy nhu cầu giao dịch điện tử không dừng ở các giao dịch game online mà cả thị trường thanh toán thời điểm đó rất sơ khai. Từ xuất phát điểm đó, VietUnion ra đời, lấy thương hiệu Payoo, bắt đầu phát triển công cụ thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử.

Tuy nhiên, một khoảng thời gian rất lâu thương mại điện tử Việt Nam mới thành hình và phát triển như hôm nay. Để tồn tại và phát triển được, Payoo quan sát việc thanh toán hóa đơn tại Việt Nam còn khá thô sơ. Thời điểm trước, nhân viên thu tiền điện nước đến từng nhà thu tiền vào giờ hành chính, số tiền được thông báo quá các tờ hóa đơn, nhưng hiện nay các gia đình trẻ rất khó có người ở nhà để thanh toán các hóa đơn này. Do đó từ năm 2011 -2012 công ty tập trung vào việc xây dựng nền tảng để hỗ trợ việc thực hiện thanh toán hóa đơn, sau khi được cổ đông Nhật Bản là NTT Data, một ông lớn trong lĩnh vực thanh toán hóa đơn của Nhật Bản vào rót vốn.

"Chúng tôi đã chủ động kết nối trực tiếp đến hệ thống điện tử của các đối tác điện nước. Thời điểm 2012-2013, để tiếp cận các công ty nhà nước rất khó khăn vì hạ tầng kỹ thuật của họ khá thô sơ, do đó chúng tôi hỗ trợ họ tạo kênh kết nối điện tử, qua kênh đó khách hàng có thể thanh toán và thấy được tiền nợ của mình trực tuyến. Để tạo niềm tin với người dân ở những ngày đầu, chúng tôi làm việc trực tiếp với các cơ sở điện lực để đặt thông tin trên website, quầy thông tin về việc Payoo là đối tác được phép của điện nước thanh toán hóa đơn. Song song đó, chúng tôi kết nối với các ngân hàng, khách hàng đến ngân hàng giao dịch có các dịch vụ cộng thêm thì họ sẽ dần quen thuộc.

Các cô đi siêu thị thấy quầy thanh toán, các đối tác liên kết đều là các đối tác tên tuổi trên thị trường và có lòng tin cao như Vingroup, FPT shop, Thế giới di động, Pico, Media Mart, Family Mart.. mọi người thấy khá quen thuộc thì thông qua đó xây dựng được niềm tin, khách hàng thấy tin cậy hơn. Khách hàng cuối cùng thấy phương thức thanh toán mới phù hợp hơn với cách trước đây", ông Lĩnh chia sẻ về những ngày đi xây viên gạch đầu tiên.

Payoo = Pay Online + Offline

Payoo phát âm là "Pay-You", mang thông điệp "thanh toán cho bạn", viết tắt của Pay Online và Offline. Nghĩa là không chỉ bao gồm thanh toán trực tuyến trên internet mà bao gồm cả các quầy giao dịch ở các cửa hàng tiện lợi.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 3.

Hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ kết nối hệ thống thanh toán với nền tảng của Payoo

Số liệu của Payoo cho biết nền tảng này hiện đã liên kết được với 40 ngân hàng, hơn 300 doanh nghiệp và kết nối với gần 12.000 điểm hỗ trợ thanh toán trên toàn quốc. Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán được hóa đơn mọi lúc, mọi nơi qua các ví điện tử như Zalo Pay, VinID, SenPay, Moca (Grab); hệ thống cửa hàng tiện lợi, cửa hàng điện máy, cửa hàng công nghệ, siêu thị…, như Thế giới Di động, FPT Shop, VinMart, VinMart+, Circle K, FamilyMart, B’s mart, Ministop, Phamarcity… hoặc thanh toán tại quầy giao dịch của ngân hàng, thanh toán online trên website, qua ứng dụng của ngân hàng hoặc Payoo.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 4.

Ông Lĩnh chia sẻ, "Payoo muốn trở thành người trợ giúp các đối tác để cùng xây dựng một kênh thanh toán hữu ích cho Việt Nam. Không có kênh nào là tốt nhất, cho dù phục vụ 3-5% đối tượng khách hàng thì mình cũng sẽ tìm giải pháp để phục vụ. Làm thế nào vùng nông thôn, các cửa hàng nhỏ lẻ cũng có thể tiếp cận được với các công cụ mới".

Việc tiếp cận cả online và offline để có thể phủ khắp được tất cả thành phần khách hàng, từ người trẻ có thể tiếp cận công nghệ, thanh toán học phí, bảo hiểm, internet, đến những bà nội trợ có thói quen đi chợ có thể ra các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị như Vinmart, Lotte, Aeon, …để thanh toán tiền điện nước. Và đó là những khoản thanh toán thường xuyên, nên sẽ góp phần tạo khách hàng quen thuộc cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Sau 12 năm hoạt động, nền tảng của Payoo có thể xử lý thanh toán cho hơn 350 loại hóa đơn dịch vụ như điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet, tài chính, bảo hiểm…, với tổng giá trị xử lý giao dịch qua Payoo khoảng 100.000 tỷ VND/năm (tương đương khoảng hơn 4 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xử lý trên mỗi giao dịch của nền tảng này đạt 50% mỗi năm trong suốt 5 năm qua. Hiện công ty này đang phục vụ 20 triệu người dân Việt Nam.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 5.

Tuy nhiên khi nói về Payoo, Tổng giám đốc Ngô Trung Lĩnh lại khá khiêm tốn và cho rằng "Payoo xem mình là một người xây dựng nền tảng để giúp các đối tác của mình tạo ra dịch vụ hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. Là cánh tay nối dài của hệ thống ngân hàng, và là người đứng sau thúc đẩy các đối tác thành công. Khi các đối tác phát triển thì mình cũng phát triển. Chúng tôi muốn dịch vụ thanh toán mua sắm trực tuyến của Việt Nam tương đương với các nước phát triển".

Tại sao các đối tác Grab, VinID , hệ thống ngân hàng cần phiên dịch hạ tầng của Payoo?

Trả lời câu hỏi của người viết, ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, trong suốt 9 năm qua Payoo đã kết nối được với hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ, và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với các hệ thống ngân hàng hay các cửa hàng tiện lợi, ví điện tử, thay vì họ phải đi kết nối với từng đối tác một, và có thể phải mất 4-5 năm để làm như những gì Payoo đang làm, thì nếu hợp tác chỉ tốn 3-4 tuần. "Các đối tác dành nguồn lực để phát triển dịch vụ lõi của mình thì sẽ tốt hơn".

Payoo cũng cung cấp hạ tầng về máy móc, trang thiết bị điện tử cho các đối tác để có thể chấp nhận được mọi thanh toán. Thông qua một kết nối, ngân hàng có thể tiếp cận tới 12.000 cửa hàng trên toàn quốc. Với các đơn vị giao hàng cơ động, các cửa hàng có thể trang bị các máy POS di động nhỏ có thể quẹt tại chỗ bằng thẻ hay QR.

Cú hích chuyển đổi số

Dịch Covid-19 lần này xảy đến đã tạo ra một cú hích cho các doanh nghiệp chuyển đổi số và thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Với Payoo, đó là cơ hội.

Một đơn vị trong lĩnh vực giáo dục trước đây lưỡng lự trong việc học trực tuyến thì nay vì dịch Covid-19, họ yêu cầu cung cấp dịch vụ trực tuyến và phụ huynh đóng học phí qua online. "Chuyển đổi số diễn biến nhanh hơn rất nhiều", ông Lĩnh bình luận.

Trong vài năm qua sau khi tạo được kết nối thanh toán hóa đơn mang tính định kỳ hàng tháng Payoo đã phục vụ khoảng 20 triệu khách hàng thường xuyên. Công ty này đã phát triển nhiều phương tiện hỗ trợ chấp nhận thanh toán hiện đại phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực tài chính công nghệ, như thanh toán bằng mã QR, cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán nhiều lần thay vì thanh toán 1 lần (trả góp)…

Dư địa phát triển còn rất nhiều

Ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, tính sẵn sàng tiếp cận cái mới của người Việt Nam rất cao, điều này thể hiện thông qua số người có điện thoại di động và kết nối internet khắp nơi. Tuy nhiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn còn một khoảng cách rất lớn trong việc tiếp cận đến tài chính công nghệ, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa. Số lượng người có tài khoản ngân hàng vẫn thấp. Gần đây Chính phủ đã đẩy mạnh hành lang pháp lý cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực fintech phát triển.

"Các công ty fintech còn nhiều sân chơi để phát triển, chúng ta chỉ có khoảng 300.000 máy POS trong khi số cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam phải đến 2 triệu cửa hàng, bên cạnh đó mạng xã hội phát triển khiến các giao dịch giữa cá nhân và cá nhân mua bán online tăng mạnh, do đó không gian còn rất rộng. Tương lai sắp tới, các tập đoàn công nghệ lớn đang mở rộng dần các mảng dịch vụ mới thì các công ty fintech có nhiều cơ hội phát triển cùng", ông Lĩnh kết luận.

Dương Triệu Vũ: "Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng"

Mới đây, trên kênh Youtube của Đàm Vĩnh Hưng đã đăng tải một clip quay lại cảnh anh đang cắt tóc cho Dương Triệu Vũ tại nhà riêng. Trong clip, Dương Triệu Vũ tâm sự:

" Thời điểm dịch bệnh này tất cả các tiệm cắt tóc đều đóng cửa hết, chỉ có mình "tiệm cắt tóc" của anh Hưng mở cửa, nên tôi phải qua cắt ngay.

Dương Triệu Vũ: Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng - Ảnh 1.

Nói vậy chứ tôi vẫn phải tuân thủ những luật lệ mà chính phủ đã đưa ra. Chẳng hạn, dù để anh phiên dịch Hưng cắt tóc cho, tôi vẫn phải đeo khẩu trang, sát khuẩn toàn thân, rửa tay khi bước vào nhà anh ấy.

Ngôi nhà của anh Hưng đúng là tuyệt vời nhất, vừa bước vào đã được sát khuẩn toàn thân luôn. Đã thế còn được sấy khô người, đo nhiệt độ, rửa tay ".

Anh còn tiết lộ thêm mức giá rất cao cho một lần được Đàm Vĩnh Hưng cắt tóc, lên tới 15 triệu: " Cắt một bộ tóc như thế này anh Hưng lấy tôi 15 triệu, nhưng vì gần đây dịch bệnh không hàng nào mở nên tôi phải bóp bụng qua nhà anh ấy để cắt ".

Về phía mình, Đàm Vĩnh Hưng nói: " Đầu của Dương Triệu Vũ rất khó cắt vì có 4 xoáy lận, tóc quái đản lắm, mọc hướng nọ hướng kia ".

Dương Triệu Vũ: Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng - Ảnh 3.

Không những vậy, việc Dương Triệu Vũ đeo khẩu trang khi cắt tóc cũng khiến Đàm Vĩnh Hưng khó cắt hơn. Anh nói : "Làm khó tôi quá, đeo khẩu trang vào khó cắt quá. Nhưng dù khó thế nào cũng phải tuân thủ".

Dương Triệu Vũ cũng chia sẻ lí do vì sao phải đeo khẩu trang ngay cả lúc cắt tóc: "Tôi vẫn phải tuân thủ bằng cách đeo khẩu trang thôi, chứ tôi vẫn khỏe và hai tháng nay có gặp ai đâu.

Một số người khi coi clip sẽ bắt tôi cởi khẩu trang, một số lại quay ra chửi vì sao lại cởi ra. Không thể nào làm vừa lòng tất cả mọi người được".

Đàm Vĩnh Hưng tiếp lời: " Tôi quay các clip xong thì bị nói phải đeo khẩu trang, đeo vào lại bảo không thấy mặt tôi. Tôi sợ cộng đồng mạng quá, sợ lắm luôn".

Tiếp đó, Dương Triệu Vũ còn chia sẻ thêm về công việc kinh doanh của Đàm Vĩnh Hưng:

" Dạo này anh Hưng chuyển qua bán hàng online đắt hàng lắm. Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng, 10 người làm cũng không hết.

Nghe nói anh Hưng còn lấy cả xe Cadillac 7 tỷ đi giao một đơn hàng mấy trăm ngàn. Nếu như thế thật thì tiền xăng còn mắc hơn tiền lời. Hình như đó là chiếc Cadillac đầu tiên của Sài Gòn".

Dương Triệu Vũ: Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng - Ảnh 4.

Dương Triệu Vũ khoe mái tóc 15 triệu được Đàm Vĩnh Hưng cắt

Được biết, trong thời gian dịch bệnh vừa qua, Đàm Vĩnh Hưng không đi hát mà chuyển qua kinh doanh cá hộp, cá đông lạnh. Anh có hẳn một thương hiệu cá hộp của riêng mình mang tên Vua Biển. Nhờ việc tích cực livestream nên Đàm Vĩnh Hưng kinh doanh rất tốt.

Từ 'làm giàu không khó' đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào?

Suốt nhiều năm, công việc hàng ngày của Zhu Nini là ngụp lặn trong thiên đường thời trang ở Dongdaemun - một trong các ngôi chợ nổi tiếng nhất Seoul. Cô cầm gậy tự sướng, live-stream cho khoảng 100.000 fan của mình ở Trung Quốc và giúp họ mua hàng theo ý thích.

Cuộc sống Hàn Quốc của Zhu, 32 tuổi, đã chấm dứt bất ngờ từ tháng 1 vừa rồi, khi cô bay về Vũ Hán để ăn Tết cùng gia đình. Sau đó chỉ vài ngày, thành phố 11 triệu dân đóng cửa hoàn toàn do bùng phát dịch Covid-19. Đến nay Vũ Hán đã hết phong tỏa nhưng Zhu, cũng như hàng ngàn tay buôn chuyên nghiệp khác của Trung Quốc, vẫn chưa thể ra nước ngoài.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 1.

Một chuyến săn hàng của Zhu Nini ở Hàn Quốc

"Đại dịch đã khiến nhiều ngành công nghiệp lâm vào cảnh túng quẫn, cạn kiệt nguồn lực và chật vật để sinh tồn - daigou chắc chắn nằm trong nhóm này" - Zhu cho biết.

Nghề daigou ở xứ Trung: Từ kiếm tiền nhanh đến thu nhập bị chững lại

Daigou là những người Trung Quốc ra nước ngoài săn hàng rồi về bán lại ở đại lục. Các mặt hàng bao gồm từ đồ xa xỉ đến sữa bột trẻ em - vốn hiếm có khó tìm, không đa dạng chủng loại hay có giá bán cao ở Trung Quốc sau khi nhập khẩu. Daigou từ lâu được xem là một "thị trường màu xám" do sử dụng nhiều phương thức khác nhau, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để tránh thuế nhập khẩu khi chuyển hàng về nước.

Thị trường này ước tính cung cấp việc làm cho 1 triệu người và tạo ra nhiều tỷ USD mỗi năm. Năm 2014, cứ 10 sản phẩm xa xỉ bán cho người Trung Quốc thì 4 sản phẩm là do daigou mua, theo hãng tư vấn Bain & Company. Trong đó, Hàn Quốc là tọa độ tập trung nhiều daigou nhất do nổi tiếng với các sản phẩm làm đẹp và thời trang.

Tuy nhiên, việc giao thương đã đột ngột dừng lại khi các quốc gia hạn chế di chuyển, bắt buộc cách ly đối với người nhập cảnh và đóng cửa nhiều cửa hàng mua sắm, thậm chí ngừng vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 2.

Thiên đường mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc trở nên ảm đạm giữa đại dịch (Ảnh: Newsis/Xinhua)

Được biết, có 2 nhánh daigou ở Trung Quốc. Một là daigou địa phương, chuyên "nằm vùng" ở nước ngoài và gửi hàng về nước. Hai là những daigou "tiền tươi thóc thật", bay qua bay về liên tục giữa Trung Quốc và điểm đến quốc tế rồi trực tiếp xách tay hàng hóa. Điểm chung của họ là đều chịu khủng hoảng giữa đại dịch.

Chen Yuanyuan thuộc nhóm thứ hai. Suốt nhiều năm, cô canh vé máy bay giá rẻ đến Hàn Quốc, mua sắm nào là son môi, mặt nạ, sản phẩm dưỡng da... ở cửa hàng miễn thuế. Cách tiếp cận gọn gàng và chi phí thấp của Chen giúp cô vượt qua nhiều cuộc biến động của thị trường daigou, ví dụ như sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử hay luật thương mại năm 2009, theo đó thắt chặt quy định thuế dành cho daigou.

Kể từ khi trở về thành phố Hạ Môn đón năm mới, Chen đã mắc kẹt ở quê nhà suốt hàng tháng nay. Cô vốn làm công ăn lương, chỉ xem daigou như một nghề tay trái nên không dại gì mạo hiểm ra nước ngoài lúc này.

Hành khách di chuyển giữa Trung - Hàn đều phải cách ly 2 tuần, cả đi lẫn về tổng cộng cách ly đúng 1 tháng. Những ai vi phạm đều bị xử lý rất nặng. Vào tháng 3, Bắc Kinh đã tạm giữ 36 daigou về từ Hàn Quốc để theo dõi y tế. Cảnh sát địa phương cũng cho 50 daigou khác vào "danh sách đen" cấm di chuyển hàng không, khiến họ không thể rời khỏi Trung Quốc.

"Mỗi ngày đều có rất nhiều khách hàng hỏi tôi chừng nào mới bay sang Hàn Quốc. Tôi bảo họ 'đến khi đại dịch này đã được kiểm soát trên toàn cầu'. Tôi vẫn đang có nhiều khách hàng và đơn hàng mới, nhưng vì không thể di chuyển nên chuyện làm ăn đã dở dang hết" - Chen cho biết.

Những daigou ở trời Tây cũng chật vật không kém, thị trường này sẽ sụp đổ?

Những daigou sinh sống ở nước ngoài cũng đang lâm vào cảnh khánh kiệt. Họ không lo lắng về việc di chuyển và cách ly, thế nhưng hiện giờ các dịch vụ vận chuyển lại đang hoạt động cầm chừng.

Long, một người chuyên săn hàng cao cấp ở Paris, cho biết việc chuyển hàng đang rất gian nan. Một kiện hàng từng có thể chuyển trực tiếp giữa Pháp với Trung Quốc, giờ đây phải đi qua các điểm trung gian như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và nhiều thành phố khác nhau ở xứ Trung trước khi đến tay người nhận. "Bình thường chỉ sau 7-10 ngày là khách hàng đã có được sản phẩm, nhưng bây giờ mất 3 tuần" - Long nói.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 3.

Các dịch vụ giao hàng, logistics chỉ bắt đầu phục hồi ở Trung Quốc vài tuần nay (Ảnh: Sixth Tone)

Long còn lo lắng cho sức khỏe của mình. "Vào đầu tháng 1, tôi đã nghe rằng 3 người nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Paris là du khách từng mua sắm ở nhiều trung tâm thương mại" - Long nói. Từ đó, cô cảm thấy những cửa tiệm xa xỉ như Balenciaga, Chanel hay Gucci trở nên đáng sợ hơn vì có thể tập trung nhiều người nước ngoài.

Đến giữa tháng 3, Paris đã cho đóng cửa hoàn toàn các điểm mua sắm. Lúc đó, Long cũng đổi tên tài khoản WeChat của mình thành "Khu thương mại đóng cửa rồi", nhắc nhở các khách hàng hãy thôi ý định mua sắm giữa tình hình hiện tại.

"Nếu có bất kỳ daigou nào ở Pháp, Anh, Ý nói rằng họ vẫn đang xếp hàng mua đồ cho bạn, hãy hủy kết bạn đi nhé. Chuyện đó là không thể" - Long cho biết.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 4.

Các cửa hàng xa xỉ đều đã đồng loạt đóng cửa ở Anh, Pháp, Ý... khi đại dịch Covid càn quét châu Âu (Ảnh: AFP/Xinhua)

Không chỉ nguồn thu nhập về mức 0 nhanh chóng, các daigou còn gánh chịu hậu quả kinh tế dai dẳng. Thói quen mua sắm của khách hàng có thể sẽ thay đổi mãi mãi sau đại dịch. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các daigou vốn đang khốc liệt hơn bao giờ hết do bùng nổ nền tảng live-stream. Chỉ những ai thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng, bắt trend nhanh nhạy thì mới có thể tồn tại.

Ví dụ như Zhu Nini ở Vũ Hán, cô cho biết vào năm 2017, mình có thể kiếm lời tới 60 tệ (200 nghìn đồng) cho một chiếc áo thun. Nhưng hiện giờ, lãi được 10 tệ đã là may mắn rồi. "Những daigou có lượng người theo dõi cao và bán ra cỡ 10.000 sản phẩm/ngày vẫn có thể kiếm được khối tiền. Nhưng các tân binh trong ngành này thì khó mà trụ phiên dịch vững" - Zhu nhận xét.

Một buổi live-stream bán hàng của Zhu Nini

Hiện tại, Zhu đang tập trung kết nối với những khách hàng trung thành và có hầu bao dày. Nhưng nếu thời gian tới vẫn không thể mở rộng được tệp khách hàng, Zhu khó mà tiếp tục công việc daigou thêm nữa. "Đại dịch đã khiến cả thị trường chao đảo, và có lẽ tôi cũng không vượt qua được".

(Theo Sixth Tone)

Giật mình hình ảnh bụi bẩn, nấm mốc đóng thành tảng siêu dày trong lớp học vì quá lâu không có học sinh

Sau khi thực hiện chỉ đạo nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều địa phương có khả năng lây lan dịch Covid-19 ở nguy cơ thấp đã chính thức cho học sinh một số khối lớp đi học trở lại. Cụ thể trong tuần qua, 8 địa phương (Cà Mau, Thái Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ) đã tổ chức cho học sinh bậc THCS, THPT hoặc học sinh cuối cấp quay lại trường.

Cũng từ đây, rất nhiều những hình ảnh độc đáo về lớp học đã được các bạn học sinh chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nổi bật nhất, phải kể đến bức ảnh lớp bụi và nấm mốc siêu dày trên bàn ghế của một số trường học được các bạn học sinh ghi lại rất nghệ thuật, nhìn xa xa trông giống như một thảm thực vật đẹp mắt nhưng lại gần thì mới hết hồn nhận ra phải đi dọn dẹp ngay.

Bức ảnh bụi bẩn và nấm mốc đóng thành lớp dày trên bàn học được các bạn học sinh chia sẻ sau khi quay trở lại trường. (Nguồn: Trường Người Ta)

Dưới phần bình luận, một số hình ảnh dịch thuật tương tự cũng được các bạn học sinh chia sẻ. (Nguồn: Trường Người Ta)

Có lẽ, do thời gian nghỉ dịch Covid-19 quá lâu, lớp học không có sự vệ sinh và lau dọn thường xuyên cộng với thời tiết nồm ẩm nên tình trạng trên đã xảy ra. Chính vì vậy, nhiều trường học trên cả nước đã tiến hành cho lao công và các bạn học sinh đến trường lao động, lau chùi, quét dọn lớp học, bàn ghế sạch sẽ trước khi quay trở lại trường.

Hình ảnh độc đáo ngay sau khi chia sẻ đã mau chóng gây xôn xao cộng đồng mạng, nhiều người bày tỏ sự lo lắng không biết rằng lớp học của mình có giống như thế không, một số người lại cảm thấy may mắn vì có nhân viên vệ sinh dọn dẹp trường lớp thường xuyên trong mùa dịch.

Tài khoản H.T chia sẻ: "Nhìn cảnh này mà nghĩ đến lúc phải dọn vệ sinh trước khi vào lớp, chưa gì đã cảm thấy buồn rồi."

"Hôm nay vừa mới cùng cả lớp đến trường dọn dẹp, may mắn là lớp mình vẫn sạch sẽ lắm chứ nhìn cảnh này chắc phải đeo mấy lớp khẩu trang.", bạn M.N cho hay.

Bạn N.D bình luận: "Lúc đầu mới đến mình còn tưởng trường trồng cây mới cơ."

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Nhìn lại những mâm cơm nhà đẹp hết hồn trong 3 tuần #stayhome, xem xong chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền!

Sẽ luôn có những cơ hội xuất hiện trong nghịch cảnh, có những mặt sáng khi bóng tối đổ lên từng đường ngang ngõ hẹp. Và cuộc sống quẩn quanh 4 bức tường tưởng như tẻ nhạt nhưng lại có nhiều điều thú vị hơn chúng ta vẫn nghĩ. Không khó để nhận ra, hơn 21 ngày vừa qua có rất nhiều hình ảnh đặc biệt được chia sẻ trên các trang MXH và được dân tình “thả tim" rần rần. Nó không phải là cốc cafe từ một quán sang chảnh hay những chuyến du lịch xa hoa nhiều góc sống ảo, nó đến từ những món ăn nhà nấu, những bữa cơm gia đình quây quần hay những khoảnh khắc cả nhà bên nhau.

Nếu trước đây, người ra thấy “chán cơm thèm phở" theo đúng nghĩa đen hoặc số khác quá bận rộn với công việc mà ăn uống qua loa, thì nay cơm nhà “lên ngôi" và chúng ta bắt đầu nhận ra những điều thú vị, đáng yêu khi được xắn tay áo vào bếp phụ mẹ hay tự làm bếp trưởng và cho ra loạt tác phẩm mĩ mãn, ngon từ mắt đến miệng.

    Cơm nhà sum vầy

Không còn mâm cơm vắng hơn nửa thành viên vì chồng đi nhậu với các sếp, hay cậu con trai phải ăn vội ăn vàng trước cho kịp ca dịch thuật học tối. Trong những ngày qua giãn cách xã hội vừa qua, mâm cơm nhà đông đủ, đầy ắp tiếng cười. Cũng không còn cảnh mình mẹ cặm cụi làm bếp chuẩn bị cơm nước và ngàn việc không tên. Giờ đây mẹ đã có nhiều hơn một "cộng sự" cùng gánh vác: cậu con trai tuy hơi vụng nhưng vẫn phụ mẹ rửa bát, cô con gái lớn thì cũng xén tay áo nhặt rau. Mấy khi mà nhà mình lại đông vui vậy. Công thức hạnh phúc chưa bao giờ đơn giản hơn thế: mẹ vào bếp trổ tài, mấy bố con vừa thưởng thức vừa dành cho mẹ những lời có cánh.

Nhìn lại những mâm cơm nhà đẹp hết hồn trong 3 tuần #stayhome, xem xong chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền! - Ảnh 1.

    Cơm nhà bừng vị

Trước đây, ăn uống vội vàng chẳng kịp thưởng thức hương vị, ăn xong thì uống vội cốc nước lọc gọi là sục miệng cho nhanh chóng rồi lại cắm đầu vào núi công việc kẻo trễ deadline. Thì nay cuộc sống trở nên chậm hơn, bình yên hơn, không còn quay cuồng hối hả, ai nấy đều có nhiều thời gian cho bản thân. Những bữa cơm theo đó cũng chất lượng hơn, đủ đầy hơn. Nào món rau, món canh, món mặn… lại còn có cả 7UP vị chanh thanh mát đi kèm, chưa bao giờ các món ăn lại ngon và bừng vị đến thế. Với vị chanh tự nhiên cực thanh mát, 7UP giúp cơm nhà bừng vị hơn, sảng khoái hơn. Có người đùa rằng chỉ cần có 7UP vào là ăn như không thể có ngày mai vậy, cái bụng không đáy là có thiệt luôn!

    Cơm nhà truyền cảm hứng

Không chỉ là một hoạt động diễn ra thường ngày, nấu nướng còn trở thành một “thú vui” tao nhã không kém gì ăn bánh, uống trà. Ngay cả những cô nàng, anh chàng vốn được mệnh danh là “thánh ăn hàng" thì nay cũng đã xắn tay vô bếp. Và ơ kìa, loạt tác phẩm mỹ mãn, đặc sắc ra đời, chỉ cần nhìn hình thôi là cũng đủ suýt xoa, chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền!

Đồng hành cùng với chương trình “Tôi ở nhà, bạn cũng thế”, 7UP hân hạnh đem tới những bữa ăn tại nhà 7UP chanh thanh mát để món ngon bừng vị, biến những khoảnh khắc quen thuộc bên gia đình được trân trọng và ấm cúng hơn. Việc của bạn là chuẩn bị và thưởng thức những mâm cơm thật ngon bên những người thân yêu, việc của 7UP là đem đến cho mọi người những trải nghiệm tuyệt vời nhất với vị chanh tự nhiên cực thanh mát để cùng cả nước chống dịch COVID.

Nhìn lại những mâm cơm nhà đẹp hết hồn trong 3 tuần #stayhome, xem xong chỉ muốn chạy về nhà nấu cơm liền! - Ảnh 8.